Tên miền là gì? Đây có lẽ là câu hỏi có câu trả lời đơn giản với những người đã làm web, nhưng với những người mới, thì không hề đơn giản chút nào.
Nếu bạn đang tìm hiểu về website. Tìm hiểu Tên miền là gì? Domain name là gì? Khái niệm tên miền. Sau đây chính là câu trả lời dễ hiểu nhất.
Tên miền là gì?
Khái niệm tên miền: Tên miền web là một chuỗi các chữ cái và / hoặc số / dấu gạch nối cách nhau bởi một hoặc nhiều dấu chấm (“.”) Một tên miền web luôn kết thúc bằng phần mở rộng gồm 2 hoặc 3 ký tự (com, net, vn,…). Những ký tự này có thể biểu thị quốc gia mà địa chỉ trang web được liên kết với hoặc loại hình tổ chức; nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Khái niệm tên miền cũng được hiểu đơn giản là tên trang web, nó còn có tên gọi khác là doamin. Một tên miền là địa chỉ mà bạn nhập vào thanh địa chỉ trình duyệt trang web, để truy cập trang web đó. Khách truy cập internet cps thể truy cập vào trang web của bạn thông qua tên miền.
Ví dụ, tên miền của Google là: google.com
Tên miền của Vũ Hoàn Blog là: vuhoan.net
Mỗi tên miền đều là duy nhất cho trang web của bạn (giống như dấu vân tay hay số điện thoại của bạn) và không thể tạo một trang web khác có chung một tên miền.
Một tên miền có thể kết hợp bất kỳ các chữ cái và số nào đó và nó có thể được sử dụng kết hợp với các phần mở rộng tên miền khác nhau, chẳng hạn như .com, .net, .vn, .org và hơn thế nữa.
Tên miền (doamin) hoạt động theo Hệ thống tên miền (DNS), về cơ bản là sổ địa chỉ của Internet giúp hướng khách truy cập đến trang web của bạn bằng cách dịch tên thành chuỗi số địa chỉ IP liên quan và định vị nơi lưu trữ tài nguyên.
Tên miền phải được đăng ký trước khi bạn có thể sử dụng nó, đặc biệt là khi thiết kế website công ty, bạn cần chọn và đăng ký tên miền đầu tiên.
Giá của tên miền giao động từ 280.000 đồng đến 1.000.000/ năm.
Giờ thì bạn đã biết Tên miền là gì? Khái niệm tên miền hoặc Domain name là gì rồi chứ? Sau đây chúng tôi sẽ phân loại tên miền để bạn có tể hiểu rõ hơn.
Các loại tên miền phổ biến
Có nhiều loại tên miền, nhưng chỉ có 4 loại phổ biến thường được dùng nhất mà bạn cần ghi nhớ là tên miền cao cấp, tên miền cấp hai, tên miền cấp ba và tên miền phụ.
TLD – Tên miền cấp cao nhất
Đây là những cấp độ cao nhất trong cấu trúc DNS của Internet. Tên miền cao cấp cũng được phân loại thành:
- ccTLD – Mã quốc gia là Tên miền cấp cao nhất
Loại tên miền được thiết lập cho các vị trí địa lý, ví dụ: .vn có nghĩa là quốc gia Việt Nam.
Thường thì chỉ cư dân trong quốc gia mới có thể đăng ký ccTLD tương ứng. Nhưng trong những năm gần đây, một số nước đã cho phép những doanh nghiệp ở các nước khác có thể đăng ký tên miền trang web được chọn tên miền của quốc gia khác. Ví dụ: Tuvalu(.tv).
Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia vẫn nghiêm ngặt về vấn đề tên miền cao cấp nhất này. VÍ dụ tên miền .au là tên miền của Úc. Người đăng ký .com.au vẫn phải là người Úc hoặc đã đăng ký lợi ích kinh doanh tại Úc. Các tiêu chí đủ điều kiện đăng ký cho tên miền có phần mở rộng .au phải liên quan chặt chẽ với Úc.
- gTLD – Tên miền cấp cao tầm trung
Các tên miền cao cấp thuộc tầm trrung được biết đến nhiều nhất bao gồm các phần mở rộng là: .com, .net, .biz, .org và .info – chúng có thể được đăng ký bởi bất kỳ ai, bất cứ nơi nào trên thế giới.
- IDN ccTLD – tên miền cấp quốc tế mã quốc tế
Tên miền cấp cao nhất với định dạng được mã hóa đặc biệt cho phép hiển thị tên đó trong bộ ký tự không phải là tiếng Latinh (nghĩa là các ký tự đặc biệt).
Ghi chú: Bên dưới TLD là nhiều cấp độ khác nhau.
Tên miền cấp độ thứ hai
Là các tên miền có vị trí ngay bên dưới một tên miền cao cấp trong hệ thống phân cấp DNS, ví dụ: .com.vn hay .com.uk
Tên miền cấp độ thứ ba
Có vị trí dưới tên miền cấp thứ hai trong hệ thống phân cấp DNS, ví dụ: google.com
Sự khác biệt giữa tên miền cấp độ thứ hai và tên miền cấp độ thứ ba có thể hơi khó hiểu. Ví dụ: google.com.vn được coi là tên miền cấp hai, nhưng google.com sẽ được phân loại là cấp thứ ba.
Tên miền phụ
Tên miền phụ là gì? Tên miền phụ hay còn được gọi là subdomain, là một phần của tên miền chính, thường được gọi là tên miền con của tên miền chính. Nó vẫn mang đầy đủ những tính chất như một miền chính và được sử dụng nó như một tên miền chính.
Tên miền phụ thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau và muốn dùng mỗi trang web cho một ngành nghề. Dùng tên miền phụ sẽ giúp họ giảm thiểu đươc chi phí riêng khi không phải mua từng tên miền riêng cho mỗi ngành nghề. Thay vào đó, họ chỉ cần dùng tên miền phụ là xong.
Đặc điểm để biết đâu là tên miền phụ thật đơn giản bằng ví dụ sau đây:
Ví dụ về tên miền phụ của vuhoan.net là: thietkeweb.vuhoan.net hoặc seo.vuhoan.net hay hosting.vuhoan.net
Hoặc ví dụ về Shopee: Tên miền chính là: shopee.vn, tên miền phụ là banhang.shopee.vn
Mua và đăng ký tên miền ở đâu? Chi phí đăng ký và gia hạn tên miền là bao nhiêu?
Một số đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền với giá cả cạnh tranh nhất thị trường có thể kể đến như: iNET, TENTEN, Nhân Hòa…
Chi phí đăng ký mới và gia hạn tên miền tùy thuộc vào mỗi đơn vị và thời điểm khác nhau. Bạn có thể truy cập vào một số đơn vị cung cấp tên miền bên trên để xem chi tiết.
Hy vọng với kiến thức bên trên sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là những người mới tiếp cận với website.
Bài viết liên quan: